Khí công nghiệp CO2 ngày càng có nhiều ứng dụng thiết thực hơn trọng thực tế. Việc nghiên cứu ra những ứng dụng mới này có nghĩa to lớn đối với đời sống cửa con người hiện nay.
Các nhà khoa học tại Đại học George Washington đang phát triển phương pháp tạo ra kim cương từ CO2 trong không khí. Họ cho rằng cách làm này những giúp giảm lượng khí thải nhà kính, ngăn chặn biến đổi khí hậu mà còn tạo ra được lượng lớn kim cương, vốn là một loại đá quý với nhiều ứng dụng thực tiễn đối với con người.
Về cơ bản thì cách biến đổi CO2 thành kim cương tương tự như quá trình điện phân. Nhưng thay vì nhúng 2 điện cực trong 1 bể nước để tách Oxy và Hydro, các nhà khoa học dùng 1 hỗn hợp nóng chảy của Liti Carbonate và Liti Oxide. Khi hỗn hợp này phản ứng, nó sẽ hút lấy CO2 trong không khí xung quanh và tách Carbon ra thành dạng rắn tích tụ xung quanh điện cực.
Bằng cách thực hiện một số tinh chỉnh trong hệ thống này, các nhà nghiên cứu có thể tạo ra các sợi nano carbon với nhiều hình dạng và kích cỡ - một nền tảng để tạo ra vô vàn thứ khác. Thêm vào đó, năng lượng Mặt Trời được sử dụng để cung cấp năng lượng cho toàn bộ hệ thống nên các nhà khoa học tin rằng quá trình này có thể giúp giảm lượng khí thải nhà kính nếu áp dụng trên quy mô lớn.
Trong khi đó, đội nghiên cứu đến từ Canada, Mỹ và Anh lại phát hiện, một số mỏ kim cương giàu có nhất ở vùng Northwest Territories của Canada được hình thành do nước biển cổ xưa chảy vào phần đáy sâu nhất của lục địa.
Phát hiện trên đã làm nổi bật hơn nữa vai trò của quá trình kiến tạo mảng trong việc "tái chế" các vật liệu bề mặt ở những phần sâu nhất của Trái đất, phía dưới các đại dương. Kết quả thu được dựa vào một khám phá mang tính đột phá hồi năm ngoái của Đại học Alberta (Canada), về lượng lớn nước bị nhốt giữ hơn 500km dưới lòng đất, báo Vietnamnet đưa tin.
Theo ông Pearson, nước biển nhiều khả năng bị nhốt giữ trong một mảng vỏ đại dương của Trái đất phía dưới Bắc Mỹ cách đây vài trăm triệu năm. Sự tương tác giữa nước biển mặn với đá ở tầng phong hóa nằm đè lên, đã tạo ra sự đa dạng hóa học của các chất lưu kết tinh thành kim cương. Những viên kim cương sau đó được đưa trở lên bề mặt Trái đất thông qua một loại đá macma do núi lửa phun trào, có tên gọi là kimberlite.
Mặc dù các viên kim cương chất lượng cao thường được phỏng đoán là hình thành cách đây 3 - 3,5 tỉ năm, nhưng các viên kim cương giàu chất lưu với chất lượng kém hơn dường như mới vài trăm triệu tuổi, trẻ hơn nhiều trong thời gian biểu địa chất của Trái đất.
Cũng theo Vietnamnet, một giả thuyết nhằm lí giải sự khác biệt tuổi kim cương này nhận định, 2 loại kim cương thực tế được hình thành trong các quá trình tương tự nhau và theo thời gian, các viên đá giàu chất lưu sẽ biến đổi thành kim cương. Ông Pearson và các đồng nghiệp đang tiếp tục nghiên cứu về các chất lưu tìm thấy trong các viên kim cương để kiểm nghiệm giả thuyết này.
Trụ sở: Đường TS12 - KCN Tiên Sơn - Bắc Ninh.
Chi nhánh: KCN Quế Võ - Bắc Ninh.
Chi nhánh: KCN Yên Phong - Bắc Ninh.
Chi nhánh: KCN Thái Nguyên - Thái Nguyên.
Điện thoại : 0913.004.197 - Website: s2vina.com